Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Cây cau trúc

Cây cau trúc tạo cho ta cảm giác mát mẻ, là máy làm sạch không khí hiệu quả trong số các loài thực vật, thích hợp bày trí trong nhà hoặc những căn hộ mới sữa chữa.

* Cách chăm sóc:
-Ánh sáng: ưa bóng bán phần. Ánh nắng chiếu trực tiếp có thể khiến lá cây trở nên khô vàng, nhưng nếu quá râm mát thì cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
-Nhiệt độ: ưa ấm áp, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp trong khoảng 20-30 độ C, nếu quá nóng cây dễ sinh bệnh.
-Nước: ưa ẩm ướt, cần luôn giữ độ ẩm trong chậu, nhưng cũng không thể để ứ đọng nước. Nên tuân theo nguyên tắc thà để khô chứ không quá ướt.
-Đất: cần chọn đất bình thường với các yêu cầu thoát nước tốt, ẩm ướt, màu mỡ, có thể tự tạo thêm mùn, cũng có thể chọn đất than bùn trộn với đất cát và một chút phân lót.
-Phân bón: không ưa bón, vào mùa sinh trưởng cũng chỉ nên bón phân nước khoảng 1-2 lần là vừa

*Không gian trưng bày thích hợp:
Thân cây cau trúc giống như cây dừa nhiệt đới, nhỏ nhắn, xinh xắn, trông rất đẹp và tinh tế, thích hợp để trang trí phòng khách, phòng đọc sách, giúp tăng thêm không khí và hương vị nhiệt đới cho căn phòng của bạn.
Cũng có thể đặt cây ở góc phòng hoặc trên bàn trà, tạo cảm giác gần gũi hơn với nắng gió.




Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Hoa Lan

Hoa Lan không chỉ có được vẻ đẹp tao nhã mà còn là loài thực vật lý tưởng có khả năng làm sạch không khí trong nhà.

* Cách chăm sóc:
-Ánh sáng: ưa bóng, kỵ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
- Nhiệt độ: chịu được lạnh, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 18-28 độ C
- Nước: ưa ẩm ướt, kỵ khô. Không được tưới bằng nước có chứa phén, nên dùng nươ`c mưa hoặc nước suối
-Đất: nên dùng loại đất cát hơi chua chứa nhiều mùn, thoát nước tốt
-Phân bón: ưa bón, cần tuân thủ nguyên tắc bón với 1 lượng ít nhưng nhiều lần, đặc biệt khi phân chậu không được bón vội

* Không gian trưng bày:
Có thể bày trí trong phòng khách, thể hiện khí chất thanh cao, tao nhã của chủ nhà, nhưng cần chú ý không được để hoa lan ở trong bóng râm thời gian dài, tốt nhất mỗi ngày đều để chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một thời gian, như vậy chúng mới có thể phát triển tốt.




Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Trúc Lưng Rùa

Cây trúc lưng rùa có thể hấp thu khí cacbonic vào ban đêm, vì vậy có tác dụng làm sạch không khí. Ngoài ra, còn có thể ngăn chặn tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện


* Cách chăm sóc:
-Ánh sáng: ưa bóng, kỵ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
-Nhiệt độ: ưa ấm áp, không chịu được lạnh
-Nước: ưa ẩm ướt, kỵ khô
-Đất: phù hợp với loại đất mùn hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, thoát hơi nước tốt
-Phân bón: không ưa bón, khi trồng bón một ít phân bò là được

*Không gian thích hợp:
Những chậu vừa và nhỏ thường được đặt trong phòng khách, phòng ngủ và phòng đọc sách, nếu được trồng trong những chậu lớn thì thường đặt trong sảnh lớn, bên cạnh nước và dưới gốc cây lớn trong vườn. Ta cũng có thể đặt cây trên giá treo trong sân nhà hoặc trên tường. Đây là loài thực vật có dáng rũ tự nhiên tuyệt đẹp.




-    

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Cây Chân Rết

Cây chân rết có khả năng làm sạch không  khí rất tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh cây có khả năng hấp thu các chất độc có hại như nicotin

* Cách chăm sóc:
-Ánh sáng: ưa ánh sáng nhẹ, kỵ ánh sáng trực tiếp chiếu gay gắt. Nếu để cây trong bóng râm một thời gian dài sẽ khiến lá cây trở nên mếm và tối màu, làm giảm hiệu quả thẩm mỹ của cây.
- Nhiệt độ: kỵ lạnh, nếu bị rét cóng, thì gốc cây sẽ bị thối rữa
-Nước: ưa ẩm nhưng không được quá trũng nước. Mùa hè, cây phát triển mạnh cần cung cấp đủ nước cho cây
-Đất: thích hợp với hỗn hợo đất bùn, đất mùn, cũng có thể dùng hỗn hợp đất mùn và cát
-Phân bón: ưa bón, nếu được bón đầy đủ phân, cành cây sẽ to lớn và lá cây sẽ mập mạp

* Không gian trưng bày thích hợp:
- Cây chân rết có màu sắc tuyệt đẹp, rất phù hợp để trang trí trong phòng khách, làm không gian trở nên tươi sáng và dễ chịu




Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Dây Thường Xuân

Cây hoa thường xuân có thể hấp thu những loại khí có hại trong không khí thông qua những lỗ nhỏ có trên bề mặt lá, đồng thời chuyển hóa những chất vô hại như đường và amino acid. Cả thân và hoa thường xuân đều có thể dùng làm thuốc, ngoài ra nó còn có khả năng hút bụi.


* Cách chăm sóc:
- Ánh sáng: không có yêu cầu quá khắt khe với ánh sáng, cây có thể phát triển tốt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong phòng thiếu nắng, nhưng đa số các loại khi trồng trong nhà cần duy trì ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, khả năng chịu lạnh cao. Kỵ môi trường có nhiệt độ cao, trên 30 độ C cây có thể ngừng sinh trưởng
-Nước: ưa ẩm, nên sử dụng cách phun nước lên bề mặt lá. Nếu lượng nước không đủ, cây dễ bị rụng lá, nhưng nếu tưới quá nhiều cũng làm thối rễ
- Đất: thường dùng loại đất màu mỡ, tơi xốp như hỗn hợp đất mùn và đất vườn, đất cát hạt nhỏ và các loại phân lót để trồng cây
-Phân bón: Không ưa bón, trong mùa sinh trưởng nên bón 1 lớp phân mỏng loãng, mỗi năm bón từ 2-3 lần là đủ.


* Không gian trưng bày thích hợp:

Lá cây có màu sắc tươi sáng, hơn nữa là loại cây leo, bám rất chắc, là loại thực vật lý tưởng để trồng rũ trong nhà cũng như ngoài trời. Khi trồng trang trí trong nhà nên đặt trên giá có chân cao hoặc cho nó mọc leo trên cây cột.
Ngoài ra. có thể trồng trong chậu nhỏ, bày trên bàn trà, bàn học, thể hiện khí chất thanh tao, nhã của gia chủ.




Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Cây Dương Xỉ

Cây dương xỉ được ví là máy làm sạch không khí tự nhiên tốt nhất. Chúng ta sẽ có được môi trường sống trong lành khi bài trí cây dương xỉ trong nhà bởi tác dụng làm sạch không khí của nó.


* Cách chăm sóc:
- Ánh sáng: Không chịu được ánh sáng mạnh cũng như thời gian dài trong bóng râm. Tốt nhất nên trồng ở vị trí có ánh sáng tỏa ra trong nhà.
- Nhiệt độ: Thích hợp với môi trường ấm áp, tốt nhất từ khoảng 15-25 độ C, nhiệt độ không được dưới 10 độ C
-Nước: chịu được khô, nhưng không được quá ẩm hoặc quá khô, cần luôn giữ độ ẩm cho đất trong chậu
- Đất: thích hợp với hỗn hợp đất mùn, đất cát và đất vườn, cũng có thể trồng trong nước, tốt nhất cách một năm thay chậu một lần
-Phân bón: không ưa bón, cũng không nên bón phân kích thích phát triển. Khi bón phân, tuyệt đối không được để rây vào bề mặt lá, nếu không lá rất dễ bị hỏng


* Không gian trưng bày thích hợp:
Cây dương xỉ thích hợp bày trong phòng khách, vì dương xỉ là loại cây rất tươi tốt và rậm rạp, hơn nữa lá của nó lại tỏa ra nhiều hướng khác nhau, tạo không khí náo nhiệt và vui  vẻ.




Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Cây lô hội

Cây lô hội có khả năng hút các loại khí có hại cho cơ thể, làm sạch không khí, giải phóng oxy, còn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong không khí, hơn nữa còn hút đi bụi bẩn. Khi có quá nhiếu khí độc, trên lá cây lô hội sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ. Ngoài ra, lô hội còn dùng để làm đẹp, bảo vệ sức khỏe, làm thuốc...

* Cách chăm sóc:
-Ánh sáng: ưa ánh nắng , nhưng những cây con cần tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp
- Nhiệt độ: Sợ lạnh và sương. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp trong khoảng 15-35 độ C , nếu thấp dưới 5 độ C cây sẽ ngừng tăng trưởng
-Nước: sợ tích nước, trong mùa mưa ẩm ướt hoặc trong tình trạng thoát nước không khéo thì cây lá dễ bị khô héo, cành và rễ có thể bị thối hoặc chết
-Đất: thích hợp các loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí, không vón cục. Nếu đất chứa quá nhiều cát sẽ khiến cho nước và chất dinh dưỡng bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.
-Phân bón: cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Tốt nhất nên sử dụng phân trùn quế và bánh dầu.





* Không gian trưng bày thích hợp:
Lô hội có cả lá và hoa, rất thích hợp để thưởng thức, nên đặt ở những nơi có ánh sáng nhưng không chiếu trực tiếp như phòng khách, phòng ngủ tạo không khí ấm áp, lãng mạn.
                                                                           

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Nữ Hoàng Dạ Yên Thảo

Cây dạ yên thảo rất nhạy cảm với flo, vì thế thường dùng để giám sát chất lượng không khí.
Cây dạ yên thảo còn có thể tiết ra chất giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong không khí, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bạch hầu , kiết lị, thương hàn, giúp không khí trong nhà trở nên trong lành.

Dạ yên thảo xanh - hồng
* Cách chăm sóc:
Ánh sáng: cần được chiếu sáng trong thời gian dài, nên đặt cây ở nơi đầy đủ ánh sáng
Nhiệt độ: khoảng từ 13 đến 18 độ, thông thường khi nhiệt độ thấp dưới 4 độ C hoặc cao hơn 35 độ C, cây sẽ ngừng phát triển. Vì thế, cần tránh nóng vào hè, tránh lạnh vào đông.
Nước: kỵ úng nước. Cần tuân theo nguyên tắc: không khô không tưới, tưới cần tưới thấm. Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao, nên tưới vào mỗi sáng và tối, giữ cho đất lúc nào cũng ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì hoa dễ bị nhạt màu hoặc úng thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Khi trời mưa nên chuyển cây vào trong nhà.
Đất: tốt nhất nên chọn loại đất cát hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, thấm hút nước tốt
Phân bón: Mùa hè là mùa trước khi chồi non sinh trưởng nên cần chăm bón mỏng, chọn phân có hàm lượng đạm, kali cao, hàm lượng lân ít.

* Không gian trưng bày thích hợp:
Có thể bài trí trong phòng bếp, phòng khách, càng thích hợp khi đặt trên ban công. Là loài hoa cao cấp khiến con người vui vẻ ngắm nhìn


Dạ yên thảo trên ban công

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Hoa Đỗ Quyên - Tây Thi trong các loài hoa

Hoa đỗ quyên rất đẹp, được mênh danh là Tây Thi trong các loài hoa. Hoa có rất nhiều màu sắc như hồng đậm, hồng nhạt, đổ hoa hồng, tím, trắng. Hoa đỗ quyên mang thông điệp " mãi mãi thuộc về bạn". Ngày tết người ta để vài chậu Đỗ quyên trong nhà vơi ý nghĩa sung túc.
Hoa đỗ quyên là loại ưa bóng , kỵ phơi nắng , tránh ánh sáng trực tiếp, phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 15-25 độ C. Khi trồng Đỗ quyên nên chọn loại đất cát có tính acid, tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều mùn.

Đỗ quyên được trồng bằng phương pháp giâm cành. Khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt là thời điểm thích hợp để nhân giống. Chọn một cành cỡ vừa, chọn những cành có chất gỗ, cắt bằng, cắt bỏ hết phần lá phía dưới , giữ lại 3-5 lá non trên đỉnh, cắm 1/3 cành giâm vào đất trồng, sau đó phun đẫm nước, phủ một lớp mùn mỏng để giữ ẩm, sau 30 ngày cảnh có thể mọc ra rễ mới.

Ngoài phương pháp giâm cành thì đỗ quyên còn được trồng bằng phương pháp ghép cành. Phương pháp này thường được tiến hành vào khoảng tháng 5, 6; tốt nhất nên chọn những cành khoảng 2 năm tuổi , sau đó đảm bảo rằng cành ghép và gốc ghép tương ứng với nhau.

Cắt một cành non dài khoảng 3-4cm từ gốc mẹ, chỉ giữ lại 3-4 lá ở đỉnh cành, sau đó gọt tỉa đoạn ghép thành hình cái nêm daì khoảng 0,5 - 1cm. Sau đó đợi đỗ quyên mọc ra khoảng 2-3cm thì cắt xuống và ngắt lá, cắt 1cm theo chiều dọc sau đó ghép vào gốc ghép,lấy nilong buộc chặt chỗ ghép, tiếp tục lấy túi nilong bọc lại để giữ ẩm và phòng bệnh. sau khoảng 7 ngày là cành ghép có thể sinh trưởng, 2 tháng sau có thể bóc bỏ túi , mùa xuân năm sau có thể tháo chỗ nối ra.

Tưới nước: Chỉ tưới khi thấy đất khô. Khoảng 10 tới 15 ngày tưới 1 lần giầm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước vo gạo, nước đậu chua pha loãng để  tưới.
- Mỗi tháng 1 lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5-1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá. 

Phòng trừ sâu bệnh:
Chậu hoa đỗ quyên của bạn có thể bị nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn hay bệnh thối rễ, đốm nâu. Khi thấy cây hoa có những hiện tượng của sâu bệnh thì cần phun, xịt những loại thuốc đặc trị để dứt điểm.

 

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

TỰ TRỒNG GIÀN KHỔ QUA

Quá sợ thuốc trừ sâu độc hại, người dân TP đang đua nhau trồng rau sạch tại gia, mọi người tận dụng những khoảng nhỏ trên sân thượng để trồng giàn leo cho mướp, khổ qua, bí xanh, bầu...

Sau đây là cách trồng giàn  khổ qua tại nhà.

 Gieo hạt:  

Cho đất trồng rau vào chậu, tưới nước vừa đủ ẩm , dùng tay bổ lỗ sâu 1cm và cho htj vào, gieo 5-6 hạt trong chậu có đường kính miệng 25-30cm sau đó lấp đất lại, dùng tấm đậy đậy chậu lại sau khi gieo hạt, sau 2-3 ngày khi hạt nhú  mầm thì mở tấm đậy ra, kiểm tra độ ẩm trong thời gian gieo hạt tránh để đất quá khô sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nảy mầm.

 Bón phân:

Khi cây khổ qua có hai lá thật (10-15 ngày sau khi nảy mầm) thì bón thêm phân cho cây phát triển tốt hơn. Cứ 15 ngày lại bón phân 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu trái và thu hoạch trái

Làm giàn :
 Khi khổ qua ra tua cuốn thì cắm cây chống cho khổ qua leo bám lên giàn

Giai đoạn cây ra hoa cần phải tưới đủ nước, không dùng vòi phun lên hoa dễ làm rụng hoa và rụng trái non.
Thụ phấn bổ sung : Mỗi sáng khonagr 9-10h ngắt hoa đưc (hoa không có bầu phình bên dưới) úp vào nuốm hoa cái (hoa có bầu phình bên dưới), giúp hoa cái thụ phấn tốt hơn, cây đậu trái được nhiều hơn.

Phòng ngừa sâu bệnh: 

Khổ qua có thể bị các loại sâu hại như : sâu xanh, sâu vẽ bùa dùng crymax, Bring Tin.
Bệnh hại: phấn trắng, đốm lá dùng mataxyl, Bệnh héo cây dùng Exin, Sincosin để phòng trị.

Thu hoạch:

Khi thấy trái khổ qua chuyển sang  màu sáng bóng thu trái. Khổ qua thường được thu hoạc sau 50 ngày gieo trồng, chăm sóc tốt cây có thể cho trái kéo dài từ 30-45 ngày.


Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

CÁCH TRỒNG DẠ YÊN THẢO CHO KHÔNG GIAN THÊM SẮC MÀU

Dạ Yên Thảo là giống cây dạng thân cỏ, kỵ úng nước, thích hợp với những nơi có đầy đủ ánh sáng. Hoa Dạ Yên Thảo to và có nhiều màu sắc rực rỡ, hình dáng hoa thay đổi nhiều, là loài hoa cảnh trang trí trong thời gian dài và  đặc biệt trồng được quanh năm.

Sắc hoa Dạ yên thảo không những làm cho con người thấy vui vẻ khi ngắm nhìn mà nó còn có thể dùng để giám sát chất lượng không khí, cây Dạ yên thảo còn tiết ra chất giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có trong không khí, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bạch hầu, kết hạch, kiết lị, thương hàn, giúp không khí trong nhà trở  lên trong lành.

Phương pháp trồng và chăm sóc Dạ Yên Thảo:

Dạ Yên Thảo thường được trồng theo phương pháp gieo hạt giống. Đầu tiên trộn đất hạt nhỏ với hạt giống cây, nên chọn loại đất cát hơi chua, màu mỡ , tơi xốp, thấm út nước tốt. Sau khi gieo hạt dùng tấm thủy tinh hoặc lớp nilong phủ lên trên , để vào chỗ râm mát, phun nước và duy trì nhiệt độ, sau một tuần cây sẽ nảy mầm, gỡ bỏ tấm che phủ ra.

Khi mầm cao khoảng 8cm thì đem trồng vào các chậu, ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi , tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây nhưng không quá nhiều tránh bị úng

Dạ yên thảo có thể nhân giống bằng cách giâm cành, bạn chỉ cần cách những mầm non trên đỉnh dài khoảng10cm sau khi ra hoa, cắm vào đất cát ươm là được.

Dạ yên thảo thân mềm , buông rủ nên không thể trồng sát mặt đất được. Bạn nên chọn các chậu hoa có thể đặt trên  hoặc treo lên cao để thân hoa rủ xuống, mềm mại và tự nhiên. 

Chúc các bạn có những chậu Dạ yên thảo thật đẹp !


Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

CÁCH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG

Củ cải trắng là giống sinh trưởng mạnh, có thể trồng được quanh năm. Sau khi gieo trồng được 45 ngày thì thu hoạch củ.

Củ cải trắng có rất nhiều lơi ích đối với sức khỏe của con người trong việc chữa các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy mỗi gia đình chúng ta hãy tự trồng cho mình những luống củ cải trắng thật xanh, sạch để đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.

Để trồng củ cải trắng chúng ta cần chọn chậu có chiều sâu khoảng 30cm, cho đất Multi trồng rau ăn quả vào hơn 2/3 chậu, tưới nước đủ ẩm, cho hạt củ cải vào gieo, khoảng cách giữa 2 hạt từ 2-3cm, lấp đất lại, tưới nước và giữ ẩm, sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm.


Khoảng 10-15 ngày sau củ cải ra hai lá thật chúng ta bắt đầu tỉa thưa những cây mọc quá gần nhau, bón bổ sung thêm phân để cây phát triển đều.

Sau 20-25 ngày , tỉa thưa lần 2, chỉ giữ lại những cây mọc khỏe để đảm bảo cho củ chất lượng nhất, giữ khoảng cách giữa 2 cây từ 10-15cm. Bón bổ sung thêm phân và kết hợp vun gốc cho cây.

Đảm bảo tưới nước và giữ ẩm cho cây, khi phát hiện có sâu bệnh phải phun thuốc ngăn ngừa kịp thời.

Một số loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh như :
+ Sâu xanh, sâu vẽ bùa dùng Crymax, Biobauve, Bring Tin
+ Bệnh đốm lá dùng Exin để phòng trị

Thu hoạch:  Sau 45 ngày có thể thu hoạch củ cải, những giống dài ngày hơn có thể thu hoạch khoảng 60 ngày sau khi gieo.

Một số món ngon chế biến từ củ cải trắng :

Thịt kho củ cải - Món này ăn với cơm nóng thì thật tuyệt



Canh thịt bò củ cải - Món canh thịt bò củ cải vừa thơm ngon lại rất dễ nấu, chị em thử nhé!

 
Kim chi củ cải -  Có thể ăn ngay hoặc dự trữ nó trong tủ lạnh và ăn dần




Web Analytics