Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Hoa cúc là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau và có độ bền hoa tươi lâu hơn so với một số hoa khác. Hoa cúc được trồng để lấy hoa cắt, hoa thảm trong công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới...So với một số loại hoa khác, cúc vẫn là cây hoa cho giá trị kinh tế cao và thích hợp trồng nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước . 
  1. Làm đất
     - Chọn đất trồng  cao ráo, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nư­ớc.
     - Đất phải đư­ợc cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.Chú ý không nên làm đất quá nhỏ vì khi mưa, đất sẽ bị đóng váng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
          
  1. Kỹ thuật trồng
            - Cây đạt tiêu chuẩn trồng có chiều dài đạt 10-12cm, có 3-4 lá thật, bộ rễ phát  triển đồng đều và dài khoảng 1,5 -2cm mọc xung quanh thân.
- Trước khi trồng cây phải tưới ẩm, đạt 60-65%: đất có độ nâu vừa phải; khi nắm đất, không bị vón.
 - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ theo khoảng cách phù hợp.
- Mật độ trồng:
                    + Với những giống hoa to, đường kính hoa 8 - 12 cm, thân mập thẳng, có bộ lá gọn và để 1 bông trên cây: khoảng cách trồng 10x12 cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 cây/m2.
                   + Với những giống hoa nhỏ, đường kinh 2 - 5 cm, để nhiều bông trên cây: khoảng cách trồng 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30-  35 cây/m2.
            - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, chúng ta dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ với khoảng cách theo quy định, sau đó tiến hành trồng. 


3. Chăm sóc
T­ưới nư­ớc
            - Cúc là cây trồng cạn, không chịu đ­ược úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa.
               -Tưới mặt: Bằng vòi phun
  Bón phân
               - 15 – 20 ngày t­ới một lần, cho đến khi cây cúc bắt đầu hình thành nụ thì dừng lại. 
-Cách bón : hòa tan với nước rồi tưới.
             Phòng trừ sâu bệnh
              Trong thời kỳ cây con, cây dễ bị mắc bệnh thối cổ rễ. Cây lớn hay bị sâu và rệp hại. Rệp chích hút nhựa cây, còn sâu ăn lá ảnh hưởng đến diện tích quang hợp, ảnh hưởng thẩm mỹ của cây. Để hạn chế sâu bệnh, nên luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là cây lúa nước trước khi trồng. Đối với ruộng bị đồng thời sâu ăn lá và rệp hại, dùng những thuốc phổ rộng, có tác dụng đồng thời cả sâu lẫn rệp như thuốc: Suprathion, Score, Vibaba.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

5 Cách Hay Cho Khu Vườn Mini

Ai bảo nhà rộng mới có vườn? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn làm xanh không gian sống của mình bằng những vườn cây siêu nhỏ gọn và độc đáo.


1. Khu vườn nút chai


Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc trồng cây trên nút rượu vang chưa? Hãy khoét bớt một phần bấc trong những chiếc nút chai rồi trồng vào đó những nhánh nhỏ cây họ bỏng. Bạn có thể treo những chậu cây này lên cánh tủ lạnh, cánh cửa hoặc tường nhà. Giờ thì bạn có thể ngắm khu vườn mini mát mắt của mình rồi.


2. Chậu cây bằng vỏ ốc

Bạn có thể biến vỏ ốc sên tưởng chừng như vô dụng thành những chậu cây cực đẹp và sáng tạo bằng cách bỏ vào đó một ít đất mềm và trồng các loại cây hoa nhỏ.
Bạn có thể đục lỗ và dùng dây thép để biến những vỏ ốc này thành vườn treo độc đáo.


3. Khu vườn cốc chén

Nếu bạn có những chiếc cốc, chén sứt miệng hay mất quai không còn dùng để uống nước nữa, đừng vội vứt bỏ đi. Hãy để chúng biến thành những "cốc" cây thật màu sắc và lạ mắt.


Hãy tự tạo cho mình khu vườn mini thật độc đáo bằng cốc chén cũ.




4. Khu vườn trong bóng đèn


Để biến một chiếc bóng đèn bị cháy thành khu vườn xinh xắn không khó. Bạn hãy vặn mở đuôi đèn, đổ đất và trồng cây trong đó. Với hình dạng nhỏ xinh, bạn có thể dùng chiếc bóng đèn có một không hai này trang trí ở nhiều nơi trong căn nhà của mình.



5.Đơn giản hơn với Chậu hoa lan can


Nếu bạn bận rộn và không có thời gian sáng tạo những chậu hoa lạ, hãy trang trí lan can nhà bạn vối những chậu hoa tiện dụng, đủ màu sắc như thế này nhé.Chắc chắn, ban công nhà bạn sẽ rực rỡ sắc màu như vừa được khóa một chiếc áo mới.Thật đơn giản, tiện dụng và bắt mắt....

 

Độc đáo vườn treo

Với những loại chậu nhựa chuyên dụng dùng để trồng những chậu cây xanh, hoa lá cảnh, bạn sẽ kiến tạo một không gian tươi mát cho ngôi nhà của mình.

 
Bạn không chỉ tạo nên những mảng vườn hoa lá xinh tươi trên tường, đó còn là những khoảng xanh trồng thêm rau thơm cho gian bếp nhà bạn. Không những có thể treo chậu cây lên tường, bạn hoàn toàn có thể tạo mảng xanh với những chậu cây treo ở mái hiên nhà, lan can, hàng rào và cả ở cánh cổng.


 
 Bạn nên chọn những mảng tường có đủ ánh sáng từ bên ngoài vào trong nhà để làm vườn treo nhằm bảo đảm cây có thể quang hợp tốt trong nhà. Nếu bạn treo nhiều chậu cây sát nhau để tạo thành mảng tường xanh rợp thì nên tính toán khoảng trống khi đục lỗ trên tường để treo chậu cây sao cho vừa đủ chỗ trống cho cây phát triển che phủ mảng tường.

 

 

 

 


Hãy chọn những loại chậu hoa thông minhcó khe thoát nước và khay chứa nước tốt, đủ để cây thỏa cơn khát, như thế bức tường và sàn nhà bạn sẽ không bị ẩm ướt do lượng nước thừa nhỏ xuống.Bạn còn chờ gì nữa mà không chọn cho mình những chậu cây yêu thích và tạo dựng mảng tường xanh tươi hoa lá ở bất kỳ không gian nào trong ngôi nhà.
Chậu hoa lan can với khay chứa nước sạch sẽ

Hãy thưởng thức ngôi nhà hoa lá xinh tươi sau khi bỏ công sức treo lên những mảng vườn xanh, bạn sẽ thấy giá trị của ngôi nhà mình càng được tôn thêm lên gấp nhiều lần.

" Chiêu" hay cho vườn đẹp

Những ý tưởng dưới đây sẽ giúp cho bạn sở hữu một góc vườn nhỏ xinh xắn, lãng mạn và thư thái không kém gì những khu vườn có diện tích rộng rãi...


Bữa tiệc dành riêng cho hai người trong góc vườn bé nhỏ

 

Đừng ngại ngần khi phải chuẩn bị đón tiếp "người ấy" của bạn trong không gian một khu vườn còn hạn hẹp, thậm chí là "siêu nhỏ". Chỉ cần một chút khéo léo trong cách chọn lựa và bày trí thì bạn hoàn toàn có thể sắp đặt nó lung linh theo ý thích của mình. Chiếc dù che màu xanh ngọc với hoạ tiết hoa lá nhẹ nhàng, vài chùm đèn trang trí với gam màu rực rỡ nổi bật sẽ làm sáng khoảng không gian phía trên.

Ở bàn tiệc, bạn nên chọn loại bàn tròn với những chiếc cốc thuỷ tinh kèm theo lọ hoa trang trí. Chiếc khay đựng trái cây nhiều tầng sẽ là giải pháp hoàn hảo để tiế kiệm không gian. Hãy nhớ, những mảng màu ở đây là vô cùng quan trọng vì nó đóng vai trò làm sống động góc vườn nhỏ bạn nhé!


Gợi miền ký ức từ ven đường lát đầy sỏi đá


 
Những con đường lát đầy sỏi đá luôn khiến người ta cảm thấy lưu luyến dưới mỗi bước đi, nó gợi lại cho chủ nhân và khách đến chơi nhà nhớ về những miền ký ức xa xưa... Nếu có điều kiện, bạn hãy trồng những khóm cây xanh dọc ngay giữa lối đi, hai bên rải những viên sỏi trắng mộc mạc đồng thời điểm thêm bụi hoa nhỏ ở ven khu vực này. Chúng tôi tin chắc không gian nhỏ sẽ trở nên vô cùng bình yên và lãng mạn, rất thích hợp với tuýp người sống nội tâm hay những ai muốn nghỉ ngơi thư giãn ở khu vườn riêng sau một ngày mệt nhọc.


Tìm một chiếc gương để đánh lừa cảm giác!

 


Chiếc gương không chỉ là trợ thủ đắc lực giúp "nới rộng" không gian trong nhà, kể cả đối với một khu vườn nhỏ thì nó vẫn vô cùng hữu ích. Tôi đã suýt bị "đánh lừa" khi nhìn vào ví dụ minh hoạ này - Thật không thể tin được chiếc khung bên dưới tường gạch sơn xanh là một tấm gương được lồng ghép một cách khéo léo, nó khiến bạn lầm tưởng rằng khi đi qua khung cửa nhỏ ấy sẽ là một khu vườn khác. Thật bất ngờ! Ảo giác về không gian sân vườn trong trường hợp này đã được nới rộng ra và chủ nhân của nó đã rất thành công khi sử dụng ý tưởng gương phản chiếu.


Khu vườn cũng rất cần một... không gian phân tách

 

Nếu đang loay hoay tìm kiếm ý kiếm ý tưởng c
ho khu vườn nhỏ của mình thì cách điểm tô bằng một bức mành sẽ là gợi ý thú vị dành cho bạn. Đừng nghĩ rằng chỉ có phòng khách, nhà bếp mới cần sự phân vùng, thực ra một tấm mành phù hợp trong ví dụ trên cũng đủ để bạn thấy nó vô cùng đặc biệt. Thứ nhất, hoạ tiết hoa lá của nó cực phù hợp với không gian. Thứ hai, chất liệu kim loại sẽ thay thế cho mành tre, mành trúc, đảm bảo độ bền cho món phụ kiện này khi sử dụng ngoài trời. Bạn có thấy sự phân vùng độc đáo tạo ra một cảm giác thân mật, gần gũi không nào?


Có những chậu hoa lặng lẽ trên ban công...

 

Bạn yêu cây xanh, yêu hoa lá, nhưng diện tích ngôi nhà lại không tạo điều kiện cho bạn sở hữu một không gian xanh như thế? Không sao cả, có vô vàn ý tưởng để mang hơi thở của thiên nhiên vào nhà, một trong số những cách đó là tạo cho mình một góc riêng ngay trên chính lan can  quen thuộc. Những thứ mà bạn cần chuẩn bị vô cùng đơn giản: chậu hoa lan can và  những loại cây cảnh yêu thích. Hãy nhìn xem, mọi thứ rất đơn sơ nhưng khu vườn nhỏ được "gắn" lên lan can này đã làm không gian sinh động hơn hẳn rồi!

Tận dụng "góc lõm" trong sân vườn làm nơi thư giãn

 

Không phải ai cũng may mắn có được một sân vườn tương tự như ví dụ minh hoạ này, tuy nhiên, ý tưởng này cũng không hề tồi chút nào. Bởi trên thực tế, tôi đã từng thấy có người sử dụng khoảng lõm sâu này để cất dụng cụ làm vườn hay chứa những thứ linh tinh không dùng đến thường xuyên. Thay vì dùng nó làm nơi lưu trữ, bạn hãy sáng tạo thành một không gian riêng, thật yên tĩnh và tiện nghi để thư giãn vào cuối tuần đi nào. Đặt những chiếc gối tựa lưng, gối ôm êm ái, một vài cuốn sách nhẹ nhàng hay chiếc máy phát nhạc du dương,... những giỏ hoa nơi bậc thềm cộng với tách cà phê ấm áp - Một ngày hè không thể thú vị hơn!

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Mẹo trồng hoa cẩm chướng

Thời Hy Lạp cổ đại. cẩm chướng là bông hoa được sủng ái nhất. Theo một truyền thuyết của Cơ đốc giáo, khi nhìn thấy Jesus trên thập tự giá, Mary đã khóc, và những bông hoa cẩm chướng đã mọc lên từ nơi mà những gịot nước mắt của bà đã nhỏ xuống.
Trong cuốn "Ngôn ngữ loài hoa" thời nữ hoàng Victoria (1837-1901), hoa cẩm chướng được xem như một món quà may mắn cho người phụ nữ.
Một số quan điểm hơi "mê tín" còn dùng hoa cẩm chướng để "xem bói". Ở Korea-Triều Tiên, 3 bông hoa cẩm chướng được cài trên tóc một cô gái, và số phận của cô được suy đoán từ thứ tự các bông hoa dần chết đi. Nếu bông hoa ở dưới cùng tàn héo trước, cô ấy bất hạnh suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bông hoa trên cùng úa tàn trước, những năm cuối đời của cô sẽ rất khó khăn. Còn nếu bông hoa ở giữa héo trước, những năm đầu đời của cô khá vất vả, nhưng có lẽ hậu vận sẽ tốt hơn.


Hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa trồng trong bồn, trong công viên, thông thường là sản xuất hoa cắt và thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Hoa cẩm chướng thơm thuộc họ Caryophyllaceae, đặc điểm thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn.

Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông, quang mang nhiều hạt, có từ 330 – 550 hạt.

Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm chướng là 180C – 200C, hoa ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt, đạt yêu cầu sau cơn mưa nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô. Độ chua đất thích hợp là 6 – 7, mùa hè thích hợp những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70%, mùa hè yêu cầu mát mẻ.

Kỹ thuật trồng

Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.

Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.

Phân bón: 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn. Có thể rạch hàng nông hay gieo trên mặt luống, nếu rạch hàng cách nhau 5 –1 0cm, hạt trước khi gieo trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày.

- Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trên các luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5cm, cây được 10 – 12 cm thì đưa trồng nơi cố định ngoài ruộng SX.

- Hoa trồng mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu, thời vụ chủ yếu là đông xuân, muốn trồng để cho hoa ngày tết thường gieo hạt khoảng tháng 8 – 9 như các giống hoa khác.

- Cây non ở tại vườn ươm khoảng 25 – 27 ngày rồi mới trồng ra ruộng mật độ 25 x 30cm.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Rực rỡ Dạ yến thảo

Dạ yến thảo là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban công. Với nhiều mầu sắc rực rỡ và dễ chăm sóc Dạ yến thảo trở nên thật tuyệt đối với bất kỳ người làm vườn nào muốn tô điểm cho giỏ treo, chậu hoa hay ban công của họ. Một thông tin tuyệt vời là hoa Dạ yến thảo cũng có thể dễ dàng nhân giống.
Sau đây chauhoalancan.tk sẽ  hướng dẫn làm thế nào để nhân giống thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp tuyệt vời nữa.



Bước 1:Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:
  1. Đất trồng chất lượng tốt
  2. Chậu có lỗ thoát nước
  3. Dụng cụ đào lỗ tra hạt / bút chì / hoặc cán thìa
  4. Kéo sắc
  5. Chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước
  6. Ca nước
Bước 2: Bạn cắt một ngọn Dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.
Bước 3: Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi bạn làm thao tác khác. 
Bước 4: Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu bạn muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.
Bước 5: Đổ đất vào chậu. (Mẹo: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, đất sẽ lấp rất đều)
Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.
 

Bước 6:Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.
Bước 7: Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.

Bước 8:Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.
Bước 9:Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô. (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm.)


Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.
Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do bạn không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.

Bạn có thể nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó bạn lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Trong trường hợp có một ít rễ, điều này thật tuyệt vời. Bạn hãy cắm chúng nhẹ nhàng trở lại đất và để chúng tiếp tục phát triển đến tuần tiếp theo. Đến thời kỳ các ngọn hoa nhìn rất khỏe và phát triển rễ mạnh, bạn đừng ngại tách chúng trồng vào chậu khác hay giỏ treo.

Luôn tưới đẫm nước một vài ngày đầu sau khi bạn trồng chúng ra chỗ mới, để chúng có thời gian phục hồi và thích nghi với chậu mới.

Chúc các bạn có được thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp!

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Bí quyết làm đẹp hiên nhà vườn


Với khoảng không gian đẹp như hiên nhà vườn thì một trong những ý tưởng tốt nhất đó là giữ cho nó thật gọn gàng và đơn giản. Bạn có thể tạo một mái hiên nho nhỏ với màu sắc yêu thích hoặc chỉ đơn giản là một chiếc ghế tựa tiện cho việc đọc sách cũng đủ làm hiên nhà bạn thêm thú vị và sống động.

 

Sàn làm đẹp không gian hiên
Sàn nhà vườn thường có diện tích khá rộng rãi, đây là nơi thường dành để tiếp khách và ngắm cảnh quan xung quanh. Khu vực này thường được dùng cho những buổi tiệc trà nhẹ nhàng, vì thế khi chọn sàn nên chú ý đến vật liệu và màu sắc để có được khoảng không gian sạch đẹp cho những giây phút thư giãn thoải mái mỗi dịp cuối tuần.


Góp nhặt những ý tưởng
Không gian có thể bị giới hạn nhưng những ý tưởng của bạn thì luôn phong phú và đa dạng. Nếu bạn đang sở hữu một hiên nhà vườn có mái che, một gợi ý nhỏ đó là có thể treo đèn lồng, đèn chiếu sáng nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau để mang lại nhiều vẻ đẹp trong cùng một không gian tương đối quen thuộc. 



Chậu hoa trên lan can
Hoặc nếu có một lan can, hãy sử dụng nó để treo những giỏ hoa, cây cảnh đầy sắc màu rực rỡ. Những màu sắc đẹp tươi của hoa lá giúp bạn luôn cảm thấy hạnh phúc và ấm cúng khi ngồi nhâm nhi cà phê ở hiên nhà.
Bên cạnh đó, bạn có thể đặt một chiếc xích đu grain một chiếc võng nhẹ nhàng bên hiên nhà để khoảng không gian này thêm phần lãng mạn và nên thơ. Sẽ có rất nhiều những niềm vui mới, cảm giác mới khi bạn thực sự yêu quý ngôi nhà và muốn tìm những ý tưởng mới cho tổ ấm của mình.



Những điểm xuyết lãng mạn
Dù hiên nhà vườn rộng hay hẹp, bạn vẫn có thể đặt đệm hoặc gối lên những chiếc ghế tựa để không gian thêm mới mẻ và tươi sáng với những màu sắc độc đáo. Có thể những cuốn tạp chí yêu thích grain những lọ hoa xinh xắn được đặt trên bàn ở hiên nhà cũng tạo nên ấn cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho hiên nhà
.

Thêm một chút thay đổi cho hiên nhà sẽ giúp bạn tìm được nhiều hứng khởi trong cuộc sống cũng như thêm yêu ngôi nhà của mình.

MẸO NHỎ CHO VƯỜN XINH


Căn nhà rộng với sân vườn thoáng mát là một không gian sống lý tưởng. Nhưng một góc nhỏ cũng là qúa đủ cho những người yêu thiên nhiên, biết chăm chút từng cánh hoa ngọn cỏ.

Những mẹo vặt sau đây sẽ giúp bạn có được một góc đẹp để thư giãn cùng gia đình, để thả hồn sau những bộn bề của cuộc sống.
 
 
 
 
 
Chậu hoa
 
 


Không bao giờ thiếu để tạo nên một khu vườn. Nhưng thay vì những chậu hoa theo mùa, bạn hãy chọn những loài hoa nở quanh năm để khu vườn luôn đẹp.

Hồ nước


Một thế giới thu nhỏ cần phải hội tụ đủ ngũ hành tương sinh tương khắc vì thế một khu vườn luôn cần có nước. Nếu khu vường của bạn không đủ chỗ cho một chiếu hồ thì hãy đặt một chum nước bằng sành, đất nung hay đá hoa cương. Thả vào đó thêm vài ba chú cá nhỏ sẽ làm khu vườn thêm sinh động.


Cây leo

Điểm lợi thế của loại cây này là sẽ tạo ra một màu xanh dịu mát. Không những thế, những nhánh dây leo còn làm cho ngoại thất ngôi nhà trở nên mềm mại và đáng yêu hơn.

Tạo tầng không gian


Một cách vừa tiết kiệm không gian, vừa tạo ra sự đa dạng và ấn tượng cho khu vườn của bạn là trồng theo kiểu tạo tầng. Mỗi một loài cây phù hợp với một độ cao nhất định để chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của nó.


Phù điêu
Những bức phù điêu đá hoa cương được tạc hình hay những tác phẩm bằng gạch đầy chất dân gian có thể biến những bờ tường hay vách nhà trở nên đẹp mắt. Vừa tôn thêm vẻ đẹp của sân vườn, vừa có thể tạo nên những giá trị về tinh thần, đôi khi đó có thể là tâm linh trong cuộc sống thường nhật.
 

 

Những bức tượng

Những hòn non bộ hoành tráng đã không còn được ưa chuộng. Chúng đã được thay thế bắng những tượng đá nghệ thuật được chế tác theo phong cách nhỏ nhắn hơn và xinh xắn hơn (phong cách Zen). Những bức tượng này không chỉ mang lạ sự sinh động cho khu vường mà còn là những điểm nhấn đầy văn hóa.

  Điểm dừng thư giãn

Bạn chỉ có thể thưởng thức hết khu vườn của mình khi là một phần trong nó. Chính vì thế, khu vườn cần ít nhất một khoảng trống hợp lý để có thể đặt vào đó một bộ bàn ghế nhỏ hay một chiếc xích đu. Thật tuyệt khi được ngồi đó thưởng trà, đọc sách hay hàn huyên với những người bạn.
 
 
 
Web Analytics