Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Hoa cúc là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau và có độ bền hoa tươi lâu hơn so với một số hoa khác. Hoa cúc được trồng để lấy hoa cắt, hoa thảm trong công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới...So với một số loại hoa khác, cúc vẫn là cây hoa cho giá trị kinh tế cao và thích hợp trồng nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước . 
  1. Làm đất
     - Chọn đất trồng  cao ráo, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nư­ớc.
     - Đất phải đư­ợc cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.Chú ý không nên làm đất quá nhỏ vì khi mưa, đất sẽ bị đóng váng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
          
  1. Kỹ thuật trồng
            - Cây đạt tiêu chuẩn trồng có chiều dài đạt 10-12cm, có 3-4 lá thật, bộ rễ phát  triển đồng đều và dài khoảng 1,5 -2cm mọc xung quanh thân.
- Trước khi trồng cây phải tưới ẩm, đạt 60-65%: đất có độ nâu vừa phải; khi nắm đất, không bị vón.
 - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ theo khoảng cách phù hợp.
- Mật độ trồng:
                    + Với những giống hoa to, đường kính hoa 8 - 12 cm, thân mập thẳng, có bộ lá gọn và để 1 bông trên cây: khoảng cách trồng 10x12 cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 cây/m2.
                   + Với những giống hoa nhỏ, đường kinh 2 - 5 cm, để nhiều bông trên cây: khoảng cách trồng 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30-  35 cây/m2.
            - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, chúng ta dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ với khoảng cách theo quy định, sau đó tiến hành trồng. 


3. Chăm sóc
T­ưới nư­ớc
            - Cúc là cây trồng cạn, không chịu đ­ược úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa.
               -Tưới mặt: Bằng vòi phun
  Bón phân
               - 15 – 20 ngày t­ới một lần, cho đến khi cây cúc bắt đầu hình thành nụ thì dừng lại. 
-Cách bón : hòa tan với nước rồi tưới.
             Phòng trừ sâu bệnh
              Trong thời kỳ cây con, cây dễ bị mắc bệnh thối cổ rễ. Cây lớn hay bị sâu và rệp hại. Rệp chích hút nhựa cây, còn sâu ăn lá ảnh hưởng đến diện tích quang hợp, ảnh hưởng thẩm mỹ của cây. Để hạn chế sâu bệnh, nên luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là cây lúa nước trước khi trồng. Đối với ruộng bị đồng thời sâu ăn lá và rệp hại, dùng những thuốc phổ rộng, có tác dụng đồng thời cả sâu lẫn rệp như thuốc: Suprathion, Score, Vibaba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Web Analytics