Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Dân dã "cà dái dê"


Cà tím hay cà dái dê  được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.Cà tím được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, từ Nhật Bản tới Tây Ban Nha. Ở Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trong các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muối xổi.



Cách trồng và chăm sóc:
Bước 1: Gieo ươm cây giống
 Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24-30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 50 độ C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) 1 giờ, ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4-5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng
Bước 2: Làm đất, bón lót, trồng cây
 Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,8-7,2 là thích hợp nhất
Bước 3:Chăm sóc:
 Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): phân urê, phân KCl, bánh khô dầu
Bón thúc lần 2 (25-30 ngày sau trồng): phân urê, phân KCl
Bón thúc  lần 3 (45-50 ngày sâu trồng): phân urê, phân KCl, bánh khô dầu
Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm phân urê, phân chuồng hoai mục ,bánh khô dầu cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa.
 Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà
khỏi đổ. 

Bước 4: Thu hoạch
Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già kém chất lượng. 
Để giống: Chọn những quả lớn đều, không sâu bệnh ở lứa quả thứ 2, thứ 3 để lại trên cây cho chín già làm giống. Thu về để thêm 1 tuần nữa cho chín hoàn toàn rồi mới bổ lấy hạt rửa sạch, phơi nơi thoáng mát cho khô hẳn để làm giống cho vụ sau. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Web Analytics