Hoa đỗ quyên là loại ưa bóng , kỵ phơi nắng , tránh ánh sáng trực tiếp, phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 15-25 độ C. Khi trồng Đỗ quyên nên chọn loại đất cát có tính acid, tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều mùn.
Đỗ quyên được trồng bằng phương pháp giâm cành. Khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt là thời điểm thích hợp để nhân giống. Chọn một cành cỡ vừa, chọn những cành có chất gỗ, cắt bằng, cắt bỏ hết phần lá phía dưới , giữ lại 3-5 lá non trên đỉnh, cắm 1/3 cành giâm vào đất trồng, sau đó phun đẫm nước, phủ một lớp mùn mỏng để giữ ẩm, sau 30 ngày cảnh có thể mọc ra rễ mới.
Ngoài phương pháp giâm cành thì đỗ quyên còn được trồng bằng phương pháp ghép cành. Phương pháp này thường được tiến hành vào khoảng tháng 5, 6; tốt nhất nên chọn những cành khoảng 2 năm tuổi , sau đó đảm bảo rằng cành ghép và gốc ghép tương ứng với nhau.
Cắt một cành non dài khoảng 3-4cm từ gốc mẹ, chỉ giữ lại 3-4 lá ở đỉnh cành, sau đó gọt tỉa đoạn ghép thành hình cái nêm daì khoảng 0,5 - 1cm. Sau đó đợi đỗ quyên mọc ra khoảng 2-3cm thì cắt xuống và ngắt lá, cắt 1cm theo chiều dọc sau đó ghép vào gốc ghép,lấy nilong buộc chặt chỗ ghép, tiếp tục lấy túi nilong bọc lại để giữ ẩm và phòng bệnh. sau khoảng 7 ngày là cành ghép có thể sinh trưởng, 2 tháng sau có thể bóc bỏ túi , mùa xuân năm sau có thể tháo chỗ nối ra.
Tưới nước: Chỉ tưới khi thấy đất khô. Khoảng 10 tới 15 ngày tưới 1 lần giầm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước vo gạo, nước đậu chua pha loãng để tưới.
- Mỗi tháng 1
lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5-1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá.
Phòng trừ sâu bệnh:
Chậu hoa đỗ
quyên của bạn có thể bị nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn hay bệnh thối
rễ, đốm nâu. Khi thấy cây hoa có những hiện tượng của sâu bệnh thì cần
phun, xịt những loại thuốc đặc trị để dứt điểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét